Valentine's Day Wallpapers 2016

Lời 1:
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2:
Đoàn Quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.




Đọc thêm: 










21:21
Liệu có bí ẩn nào đằng sau việc anh chàng này thẳng tay đổ cả lọ keo vào chiếc điều khiển từ xa, trong khi bị ẩm ướt chính là cơn ác mộng cho mọi đồ dùng điện tử trong nhà?



Sau một thời gian sử dụng, chiếc điều khiển từ xa phủ một lớp bụi dày mà mắt thường cũng có thể thấy rất rõ.
Anh chàng này đã nghĩ ra một cách giải quyết vô cùng sáng tạo và thông minh chỉ bằng một lọ keo sữa dán gỗ (với nguyên liệu chính là nhựa tổng hợp Polyvinyl axetat hay thường gọi là nhựa PVA).
 keo2
keo3Để áp dụng phương pháp này, tốt nhất nên tháo pin ra trước.
 keo4Thoải mái phun keo sữa phủ kín bề mặt chiếc điều khiển.
keo6Đặt điều khiển ở nơi thoáng mát qua một thời gian, lớp keo sữa sẽ dần trở nên trong suốt và cuối cùng được như thế này sau hai ngày.
 keo7Khi keo đã khô hẳn, hãy lột cả miếng ra khỏi điều khiển.
 keo8Và cuối cùng, chỉ việc chiêm ngưỡng thành quả là chiếc điều khiển từ xa sạch y như mới.
Cần đặc biệt lưu ý thời gian để cho lớp keo sữa khô và hoàn toàn trong suốt trước khi bóc ra, thường là 48 giờ. Nếu quá vội vàng, các nút trên điều khiển có thể sẽ gặp trục trặc. Chỉ cần như vậy, ta hoàn toàn có thể biến một chiếc điều khiển từ xa cũ bẩn trở thành mới cứng, sạch bong sáng bóng không một hạt bụi. Còn chờ gì nữa mà không thử nghiệm và chia sẻ ngay cho bạn bè!
Theo Thúy Phương / Một Thế Giới
Đọc thêm:


Trong bếp có hai vật dụng chính là hũ gạo và tủ lạnh, cần bài trí như thế nào để tránh được những điều không tốt do những vật dụng này gây ra và khiến gia chủ ngày càng phát tài phát lộc.
    Hũ gạo:
    Lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người phía Nam, với họ bữa ăn không thể thiếu gạo để thổi cơm, vì vậy nhà nào cũng có hũ gạo để đựng gạo, hũ gạo là đồ dùng không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình.
    Là vật dụng quan trọng như vậy, cuối cùng nó sẽ được đặt chỗ nào trong bếp? Đặt hũ đựng gạo ở phương vị "thổ" đương vượng là có lý, vì rằng:
    -  Gạo của thóc lúa là thứ được cấy trồng từ đất.
    -  Người xưa cất giữ lúa gạo trong hang động dưới đất,
    Nói tóm lại hũ gạo nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất (tất nhiên phải chú ý đến chống ẩm) không phù hợp đặt hướng Đông và để cao.
    Ngoài ra theo tập quán truyền thống của phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín vì vậy hũ gạo nên đặt ở chỗ kín đáo.
    Tủ lạnh
    Tủ lạnh cũng như hũ gạo là những công cụ không thể thiếu được trong nhà bếp mỗi gia đình. Tủ lạnh dùng để cất giữ đồ ăn thức uống hàng ngày cho mỗi gia đình, ngày nay ở thành phố tủ lạnh rất phổ biến vì vậy mọi người đều muốn biết tủ lạnh nên để vị trí nào trong nhà bếp là thích hợp?
    Về vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau, đến nay vẫn chưa có ý kiến chung. Có 1 số người cho rằng tủ lạnh nên đặt tại hướng dữ, vì rằng tủ lạnh đã lạnh lại còn nặng, đặt nó ở hướng dữ là để chấn áp các sao dữ. Tuy nhiên, có 1 số người lại có ý kiến ngược lại, rằng tủ lạnh nên đặt ở hướng lành!
    Ý kiến thứ 2 được xem là hợp lý:
    - Tủ lạnh là chỗ bảo quản thức ăn đồ uống cho cả nhà nếu đặt nó ở hướng dữ là không thích hợp.
    - Tủ lạnh là máy móc vận hành liên tục cả 24h trong ngày, nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ. Vì thế, đặt tủ lạnh ở hướng dữ không thích hợp. Trong phong thủy học có nói rằng: "Phương vị dữ phù hợp với yên tĩnh chứ không phù hợp với chấn động" cũng chính là nguyên nhân giải thích ở trên.
    Theo Laodong.com.vn
    Đọc thêm:

    "Một ngày, khi cầm tờ báo và đọc thấy bản tin một người đưa giúp ai đó vào bệnh viện, đã chầu chực cả đêm trong bệnh viện để đóng vai người nhà, sáng ra lại bị người nhà nạn nhân xông vào đánh đập vì... tưởng là thằng gây tai nạn, tôi giật mình hoảng sợ."


    Dù đã qua một ngày, nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng về vụ tai nạn giao thông do tài xế xe Camry gây ra khiến cho 3 người tử vong ở Ái Mộ (Long Biên, Hà Nội) vẫn khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi. Người ta ngồi trên máy tính và theo dõi, cập nhật từng phút về những thông tin, diễn biến mới nhất về vụ tai nạn để rồi đọc được những chia sẻ về sự vô cảm của người đi đường khi chứng khiến giây phút nạn nhân cận kề cái chết, lại càng thêm lo sợ.
    Điều gì đã khiến người ta không đủ can đảm dừng xe lại hay đón một nạn nhân vương vãi máu lên xe của mình? - Ảnh 1.
    Bài viết của facebooker Khải Đơn dưới đây với góc nhìn nhân bản, xuất phát từ sự trải nghiệm cá nhân sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác hơn về "sự sợ hãi để làm một việc tốt" khi chứng kiến những người gặp nạn:
    "Cứu một ai đó.
    Sáng nay tôi xem cái clip ngắn chiếc xe hơi hất vài con người lên. Và họ chết. Sau đó tôi đọc thấy câu chuyện của một cô giáo kể về lúc đưa em bé đi bệnh viện, ở góc khác của vụ tai nạn.
    Cô viết: "Mọi người chặn được một chiếc xe taxi. Khi mấy người bế cháu lên đưa ra xe thì taxi bỏ chạy mặc cho mình và mọi người kêu gọi. Tiếp tục mình đứng ra giữa đường chặn một cái xe con. Người đàn ông lái xe cố tình chen đám đông để thoát. Xe tải nhỏ của công an phường xuất hiện. Mình nói các chú đưa cháu đi. Mọi người bế cháu đặt xuống lòng xe tải. Hai bên có ghế. Mình lên ca bin (Vì mình bị huyết áp cao nhìn học trò như vậy mình sợ mình không chịu đựng được). Xe bắt đầu chuyển bánh mình nhìn lại đằng sau chỉ có một mình cháu nằm chơ vơ giữa lòng xe tải. Những người bế cháu lên không ai ngồi với cháu. Mình bảo lái xe đỗ lại để nhờ những có mặt ai đó ngồi sau với cháu".
    Chuyện đó làm tôi nhớ một thứ từng xảy ra với bản thân mình. Hồi mới vào đại học, tôi lái xe Cub đưa bà ngoại về nhà. Một chiếc xe máy khác cắt đầu và cả hai bà cháu ngã xuống.
    Không hiểu chuyện gì xảy ra, tôi bị mất kiểm soát và ngã xuống đường. Tôi mở mắt, nhìn thấy người xung quanh, nhưng không đứng dậy được. Đám đông vây lấy tôi. Tôi thấy cả bà ngoại mình quỳ xuống và lay mình, nhưng không cử động được.
    Khi đó, một phụ nữ gầy và mặc đồ bà ba đã quỳ xuống đỡ đầu tôi. Bà cứ liên tục nhờ ai đó chở tôi đi đến bệnh viện. Bà ngoại tôi run rẩy vuốt má tôi nhưng không biết làm gì hết. Chẳng ai làm gì.
    Người phụ nữ đó cuối cùng nói được một ai đó đồng ý chở tôi. Bà cùng hai người khác bế tôi lên sau xe máy và bà ngồi ngoài đỡ tôi. Tôi mở mắt nhìn, không cử động được. Rồi nhắm mắt lại.
    Khi nằm trên băng-ca vào bệnh viện, tôi thấy những người xung quanh đi lại. Một lần nữa, cũng là người phụ nữ đó nắm áo từng người lại hỏi cấp cứu cho tôi. Bà phải nói bà là người nhà.
    Khi mở mắt lần nữa, thì mẹ tôi đã đến. Có một y tá trong bệnh viện là hàng xóm của mẹ đã thông báo cho mẹ đến. Khi ấy, bà chào mẹ tôi vội vã rồi đi.
    Hình ảnh của bà được lật lại trong tâm trí nhiều lần sau này. Mẹ mải khóc lóc chẳng còn nhớ ra bà là ai, tên gì. Bà biến mất như một làn khói, sau một chuyến xe ôm dài, với thân thể mà tôi nhớ là gầy gò đã bế tôi sau xe. Tay bà giữ chặt cổ tôi, không cho cử động theo nhịp xe bị xóc.
    Có những câu hỏi bật ra mỗi khi cố nhớ về bà:
    - Nếu hôm ấy bà không xuất hiện, ai sẽ bế tôi vào bệnh viện?
    - Nếu không phải bà gọi hết người này đến người nọ, ai sẽ chịu chở tôi đi?
    - Nếu bà không liều mình nhận là người nhà, cuộc khám bệnh của tôi sẽ bắt đầu lúc nào?
    - Và nếu mẹ tôi không đến, bà sẽ trải qua cả một ngày vì kẻ bị tai nạn xa lạ kia sao?
    Những câu hỏi đó chính là rào cản khiến người ta không đủ can đảm dừng xe lại, hay đón một nạn nhân vương vãi máu trên ghế sau xe mình.
    Các định chế ràng trói con người ta. Người làm việc cứu giúp tự dưng bị thảy vào một mớ lùng nhùng những rắc rối không liên can gì đến họ. Với xung quanh, họ tự dưng phải cầu xin người khác giúp. Với bệnh viện, phải chi tiền, ký biên bản, nhận là người nhà, đóng tạm ứng tiền khám chữa bệnh. Tệ hơn, với chính nạn nhân, họ bị người nhà cáp luôn vào tội "thằng gây tai nạn" .
    Thật kỳ lạ, tại sao nạn nhân phải có ai đó được gọi là "người nhà"? - Tự thân thể họ không thể là bệnh nhân hay sao? Tại sao bệnh viện lại nhiệt tình níu kéo người đưa cái thân thể đó đến? - Họ sợ điều gì sẽ thay đổi tính chất của một người bệnh? Người thực hiện việc giúp đỡ chịu nhiều rắc rối đến lúc chuyện đó biến thành đồn thổi. Ai cũng cứng đờ lại vì sợ hãi mỗi khi bắt gặp người cần cứu giúp trên đường. Không. Chẳng ai muốn liên đới vào các hậu quả rối tinh rối mù cả.
    Điều gì đã khiến người ta không đủ can đảm dừng xe lại hay đón một nạn nhân vương vãi máu lên xe của mình? - Ảnh 2.
    Sự vô cảm khi đứng trước người gặp nạn là câu hỏi nhức nhối được đặt ra trong thời gian gần đây - (Ảnh minh họa).
    Rõ ràng, bệnh viện không có chức năng điều tra, vì thế các nhân viên y tế chẳng cần phải lôi kéo, trì néo hay ép buộc cái người đưa đến kia, ép họ nhận là người nhà, hay người liên đới cho bằng được.
    Cái thân thể bệnh tật cần cấp cứu đã đủ tính chất tên là "bệnh nhân" mà một ngành y có sử dụng thuế của người dân phải cứu chữa rồi. Nhưng một số bệnh viện muốn thu đủ viện phí, muốn có ai đó chịu trách nhiệm nếu lỡ đây là một vụ giết người, muốn dễ dàng trả lời nếu ai đó từ cơ quan chức năng sờ đến, muốn đơn giản dễ dàng ghi một hồ sơ bệnh án đầy đủ, nên cứ phải ràng cho được một "người thân" vào thân thể đang nằm kia. Trách nhiệm được quàng lên vai người lạ.
    Vô hình, nó hóa thành nỗi sợ. Chẳng một công dân bình thường nào muốn một việc làm tốt mình ghé ngang hóa thành thảm họa. Mình sẽ đóng vai thằng mang tội hay người nhà trả tiền viện phí. Họ hoảng sợ, không muốn dây vào.
    Tôi luôn tự hỏi lòng tốt nào đã khiến người đàn bà kia chịu chông chênh ngồi sau xe máy và bế tôi trên người? Sự nỗ lực gì đã khiến bà đứng đó xin xỏ và thuyết phục từng người, cho đến khi một chiếc xe máy chịu chở tôi vào bệnh viện?
    Để làm một việc tốt, chưa bao giờ là một thứ không phải nỗ lực. Nhưng cách hành xử để biến hành vi lương thiện thành sự hoảng sợ của người dân, để họ cắn răng bỏ chạy khỏi xung quanh vì quá lo sợ bị liên lụy, thì đó là một ý tưởng tàn bạo.
    Một ngày, khi cầm tờ báo và đọc thấy bản tin một người đưa giúp ai đó vào bệnh viện, đã chầu chực cả đêm trong bệnh viện để đóng vai người nhà, sáng ra lại bị người nhà nạn nhân xông vào đánh đập vì... tưởng là thằng gây tai nạn, tôi giật mình hoảng sợ.
    Đến một lúc, mầm ác được gieo lên những điều lương thiện nhỏ nhoi, thì người ta phải nuốt trôi bao nhiêu cơn sợ hãi để làm một việc tốt?
    Theo Trí Thức Trẻ

    Nếu bị khóa tay bằng dây zip nhựa, chỉ cần chụm đôi bàn tay lại, bạn sẽ có cơ hội thoát thân rất cao.
    Dùng đầu húc vào mặt đối phương: phần đầu với cấu trúc xương cứng
    Dùng đầu húc vào mặt đối phương: phần đầu với cấu trúc xương cứng có thể trở thành công cụ đắc lực hạ gúc kẻ xấu khi tấn công vào các điểm yếu như mắt, mũi... Lưu ý: không nên dùng phần trán để tránh gây đau đớn cho bản thân.
    Ghi nhớ các điểm yếu trên cơ thể con người như cổ, hạ bộ, đầu gối...
    Ghi nhớ các điểm yếu trên cơ thể con người như cổ, hạ bộ, đầu gối... Chỉ cần tác động lực nhỏ vào những bộ phận này, bạn có thể xoay chuyển tình thế khi bị kẻ xấu chống chế.
    Nếu bị bắt cóc và nhốt trong cốp xe, hãy cố gắng đục thủng đèn hậu của xe hơi và vẫy tay cầu cứu.
    Nếu bị bắt cóc và nhốt trong cốp xe, hãy cố gắng đục thủng đèn hậu của xe hơi và vẫy tay cầu cứu.
    Với các bạn nữ, giày cao gót có thể trở thành công cụ tự vệ rất hiệu quả nếu biết cách cầm nắm.
    Với các bạn nữ, giày cao gót có thể trở thành công cụ tự vệ rất hiệu quả nếu biết cách cầm nắm và vận lực.
    Sử dụng các ứng dụng bảo vệ an toàn trong tình huống khẩn cấp: nhiều ứng dụng cho phép bạn bấm một nút và giữ khi cảm thấy không an toàn. Trong trường hợp
    Sử dụng các ứng dụng bảo vệ an toàn trong tình huống khẩn cấp: nhiều ứng dụng cho phép bạn bấm một nút và giữ khi cảm thấy không an toàn. Trong trường hợp bị đe dọa, chỉ cần thả nút đó, máy sẽ phát tín hiệu cầu cứu. Cách duy nhất để tắt tín hiệu là dùng một mật khẩu chỉ có bạn mới biết.
    Cách tự thoát khi bị trói tay bằng dây zip nhựa: hãy chụm tay lại, khuỳnh cổ tay như hình dưới, đồng thời hi vọng rằng trong lúc bối rối, kẻ xấu sẽ không để ý đến hành động của bạn.
    Cách tự thoát khi bị trói tay bằng dây zip nhựa: hãy chụm tay lại, khuỳnh cổ tay như hình trên. Trong lúc vội vã, thông thường kẻ xấu sẽ không để ý đến hành động của bạn.
    Khi cảm thấy sắp bị đe dọa trong thang máy, hãy bấm  dừng ở tất cả các tầng
    Khi cảm thấy sắp bị đe dọa trong thang máy, hãy bấm dừng ở tất cả các tầng. Không kẻ xấu nào dám liều lĩnh khống chế bạn khi cửa thang máy liên tục mở.
    Nếu xác định kẻ xấu tấn công với mục đích duy nhất là cướp tài sản, hãy vứt bóp, ví của bạn ra phía xa và chạy về hướng ngược lại càng nhanh càng tốt.
    Nếu xác định kẻ xấu tấn công với mục đích duy nhất là cướp tài sản, hãy vứt bóp, ví của bạn ra phía xa và chạy về hướng ngược lại càng nhanh càng tốt.
    Nếu bị tấn công ở nhà, chạy thẳng vào bếp. Đây là nơi giúp bạn có
    Nếu bị tấn công ở nhà, chạy thẳng vào bếp. Đây là nơi có sẵn các công cụ giúp bạn tự vệ, đồng thời có thể ném chén, dĩa thành âm thanh bao động để kêu cứu.
    Sử dụng các loại móc gắn chìa khóa
    Tận dụng các loại móc gắn chìa khóa hình vật nhọn (nếu có sẵn).
    Khi bị kẻ xấu nắm tay, kéo tay về phía ngón tay cái của đối phương. Đây là điểm yếu nhất trong cú nắm tay
    Khi bị kẻ xấu nắm tay, kéo tay về phía ngón tay cái của đối phương. Đây là điểm yếu nhất khi một người nắm tay bạn.
    Bỏ tiền vào những túi khăn giấy:
    Bỏ tiền vào những túi khăn giấy: đây là cách giúp bạn không hoàn toàn "trắng tay" khi bị cướp tài sản vì trong lúc vội vã, kẻ cướp thường chỉ lục soát những thứ đáng ngờ nhất.
    Theo Ione

    Hai cha con đều mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng gia đình chỉ đủ tiền để phẫu thuật cho một người. Không ngờ người cha khăng khăng đòi được phẫu thuật trước khiến cậu con trai tổn thương và có ác cảm với cha. Nhưng nguyên nhân khiến người cha làm như vậy lại cảm động vô cùng!

    Đọc thêm:

    asassa

    Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

    Đã nhiều năm trước, trong làng tôi có một gia đình nghèo khó. Nhà họ có hai vợ chồng và một cậu con trai đang học cấp hai. Một ngày, người cha của cậu bé đột nhiên toàn thân phát run, cơ bắp bị teo lại. Mẹ cậu bé lập tức vội vàng đưa cha cậu đến bệnh viện cấp cứu.

    Các bác sĩ sau khi xét nghiệm, khám bệnh liền nói: “Chồng cô cần phải được phẫu thuật ngay lập tức nếu không sẽ khó giữ được tính mạng.”

    Bởi vì nhà nghèo, cái ăn cái mặc hàng ngày còn phải lo lắng lấy đâu ra tiền dư dả. Thế là người vợ bắt đầu đi vay khắp nơi anh em họ hàng, nhưng số tiền mà cô gom góp được cũng không đủ để chữa trị cho chồng mình. Đang trong lúc khốn cùng thì cậu con trai của họ cũng xuất hiện những biểu hiện giống hệt người cha.

    Người vợ lại vội vàng đưa con trai đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi khám xong bác sĩ kết luận rằng cậu bé bị bệnh như vậy là do di truyền vì thế cũng cần phải phẫu thuật ngay mới có thể giữ được tính mạng.

    Người vợ nghe xong kết luận của bác sĩ, vẻ mặt thất thần vừa lo lắng vừa thương tâm: “Số tiền vay mượn khắp nơi còn chưa đủ cứu chữa cho một người, bây giờ lại thêm một người nữa, phải xử lý làm sao bây giờ?”

    Chỉ trong mấy ngày, người vợ phải rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Cô vừa không muốn mất chồng lại càng không muốn mất con trai. Trong đầu cô luôn hiện lên câu hỏi: “Phải cứu ai trước đây?”

    Cuối cùng, vì không còn cách nào khác, người mẹ đành phải nói chuyện với cả chồng và con: “Nhà mình thực sự hết tiền rồi, số tiền vay mượn được chỉ đủ cứu một người. Anh và con hãy suy nghĩ xem, bây giờ nên phẫu thuật cho ai trước?”

    Không ngờ, người mẹ vừa dứt lời thì cha cậu bé đã lên tiếng: “Hãy cứu anh trước, em phải phẫu thuật cho anh trước. Anh muốn được cứu!”

    Cậu con trai nghe xong lời nói của cha liền quay mặt vào tường và rơi nước mắt…

    Người mẹ lặng yên một lúc rồi nói: “Em nghĩ rằng, sức khỏe của ai tốt hơn thì cứu người đó trước đi, bởi vì sức khỏe tốt hơn mới chịu được ca phẫu thuật và khả năng thành công cũng sẽ cao hơn. Anh và con xem thế nào?” Hai cha con cậu bé đều đồng ý với ý kiến này.

    Thực ra, lúc trước, cậu bé đã từng có suy nghĩ muốn buông xuôi tính mạng của mình để cứu cha. Nhưng sau khi nghe được những lời nói của cha, cậu thầm nghĩ: “Không ngờ cha lại ích kỷ như vậy, cha muốn mẹ cứu cha mà bỏ mặc mình. Đã như vậy, mình sẽ không từ bỏ tính mạng của mình vì cha nữa.”

    Từ sau hôm ấy, cậu bé như có động lực để cố gắng sống hơn. Cậu chăm chỉ uống thuốc cho dù nó rất đắng. Bởi vì bản năng trong cậu muốn có được sức khỏe hơn lúc nào hết…

    Một tuần sau, sức khỏe của người cha giảm sút đi nhiều trong khi sức khỏe của cậu con trai lại có cải thiện rõ rệt. Thế là, cả người mẹ và các bác sĩ đều quyết định phẫu thuật cho cậu con trai.

    Cuộc phẫu thuật thành công, sức khỏe của cậu bé càng ngày càng được hồi phục. Nhưng sức khỏe của cha cậu thì ngược lại, thân thể của người cha giờ đây đã tiều tụy rất nhiều, gần như chỉ còn da bọc xương. Ngày cậu bé xuất viện, cha cậu cũng xuất viện, chỉ khác là cậu thì tự đi về còn cha cậu thì phải có người khiêng về nhà.

    Sau khi trở về nhà một ngày, người cha đã trút hơi thở cuối cùng. Trong khi mẹ của cậu ngất lên ngất xuống vì thương tiếc thì cậu bé dường như vẫn chưa quên hết được “sự ích kỷ” trong câu nói của cha ngày nào vẫn lưu trong lòng cậu. Cậu tuy rằng không phải quá thờ ơ nhưng trong lòng cậu vẫn luôn ấm ức không nguôi…

    Người mẹ thấy vậy liền nói với cậu: “Cha con qua đời, sao con có thể dửng dưng như vậy được?”

    Cậu bé nói: “Lúc trước cha còn tranh giành sự sống với con, con còn nhớ rất rõ lời cha nói mẹ ạ! Nếu như, hôm đó không phải con được phẫu thuật thì người ra đi ngày hôm nay chẳng phải là con sao? Con cảm thấy cha thật ích kỷ.”

    Lúc này mẹ cậu mới nói: “Con trai! Mẹ muốn nói cho con biết, sự thực không phải như con nghĩ đâu. Thực ra ngay từ đầu cha con đã quyết định từ bỏ tính mạng của mình để dành số tiền đó cứu con. Nhưng chỉ vì cha con lo lắng , nếu như cha nói hãy để cha hi sinh thì con sẽ thấy ấy nấy vì mạng sống của cha và không chịu làm phẫu thuật. Chính vì vậy mà cha đã nói điều ngược lại để con hiểu lầm ông là một người cha ích kỷ. Mặc dù những lời nói đó sẽ khiến con tổn thương nhưng lại có thể kích thích bản năng sinh tồn, làm cho con đồng ý nếu được phẫu thuật mà không phải thấy bức rức trong lòng. Thực sự, cho đến tận lúc ra đi, cha vẫn yêu thương và lo lắng cho con rất nhiều."

    Cậu bé nghe xong như chết lặng, rồi cậu bật khóc, nước mắt ướt nhòa cả khuôn mặt. Cậu khóc nức nở, khóc vì thương cha và cũng là khóc cho sự hiểu nhầm về cha của mình…

    Cha mẹ là như vậy đấy. Đôi lúc, họ sẽ không nói ra nhưng họ quan tâm cặn kẽ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của con cái . Họ chăm sóc chúng ta vô điều kiện, thậm chí, nếu được đổi mạng sống thì họ vẫn sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình giống như câu chuyện của cậu bé này. Mặc cho sự căm ghét từ con cái, miễn sao con mình khỏe mạnh thì họ đã an lòng.

    Do đó, là phận làm con, chúng ta nên tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ bằng những hành động thiết thực. Khi họ còn sống hãy cho họ những thứ tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể làm. Đừng chần chừ, đừng chờ đợi đến khi đạt được cái này, đạt được cái kia thì bạn mới thực hiện. Đơn giản, bạn chỉ cần làm những điều nhỏ nhặt như quan tâm khi bệnh, chia sẻ khi buồn hoặc quây quần ở nhà cùng nhau... Nếu xa nhà, bạn hãy thường xuyên gọi điện hỏi thăm hay về nhà ngay khi rảnh... 

    Thời gian trôi qua nhanh lắm, nếu có thể, bạn nên làm điều đó từ hôm nay để bản thân không phải hối tiếc lúc muộn màng.

    Theo daikynguyenvn

    Đọc thêm:

    Giới thiệu bản thân

    Được tạo bởi Blogger.
    Hide
    X